1. Đồng phục bảo vệ
Nghe tưởng chừng như có vẻ đơn giản nhưng đồng phục bảo vệ lại là một trong những công cụ quan trọng nhất. Đồng phục bảo vệ bao gồm quần áo, cà vạt, dây đai, mũ bảo vệ, giày bảo hộ. Một bộ quần áo tốt, và thoải mái là điều kiện tiên quyết để bảo vệ cảm thấy thoải mái trong quá trình làm việc. Hơn nữa, đồng phục, cà vạt, dây đai sẽ giúp bảo vệ cảm thấy tự tin hơn, thể hiện phong thái chuyên nghiệp, thần thái uy dũng hơn trong mắt đối tác, khách hàng cũng như trong mắt những kẻ có ý định xấu.
Giày bảo vệ là trang bị không thể quan trọng hơn của bảo vệ, nhất là với các vị trí đòi hỏi phải đứng hoặc đi lại, tuần tra, canh gác trong nhiều giờ liền thì giày bảo vệ sẽ đảm bảo sự linh hoạt và thoải mái cho các nhân viên bảo vệ.
2. Đèn pin
Đây là dụng cụ đơn giản nhưng lại cực kì thiết yếu với bất kì bảo vệ, vệ sĩ nào.
Đèn pin chắc chắn là không thể thiếu trong điều kiện trời tối, bảo vệ phải đi tuần tra quanh một khu vực rộng lớn mà thiếu ánh sáng.
Tuy nhiên đèn pin cũng sẽ hữu ích trong điều kiện ban ngày, nhưng bảo vệ bị rơi vào một tình huống khó khăn ví dụ như trong phòng tối, hoặc hệ thống điện đột nhiên xảy ra sự cố.
3. Bộ đàm
Công dụng chính của bộ đàm là để liên lạc giữa bảo vệ với trung tâm chỉ huy và giữa các bảo vệ với nhau. Ưu điểm của bộ đàm so với điện thoại, ngoài tiết kiệm chi phí, nó còn có thể liên lạc cùng lúc với 1 nhóm người trong 1 phạm vi nhất định, trong khi điện thoại thường chỉ dùng để liên lạc giữa 2 người với nhau.
Việc đảm bảo liên lạc giữa các bảo vệ với nhau, nhất là trong các sự kiện đòi hỏi sự tập trung và chỉ đạo trực tiếp, đồng bộ của chỉ huy thì việc liên lạc càng trở nên quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, thống nhất hành động, hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra.
Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và truyền thông song bộ đàm vẫn là thiết bị tối cần thiết đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực bảo vệ, vệ sĩ.
4. Sổ và bút ghi chép
Có thể nhận thấy, các loại sổ và bút ghi chép là dụng cụ không thể thiếu tại bất kì mục tiêu bảo vệ nào. Các loại sổ sách có thể bao gồm: sổ bàn giao ca, sổ ghi chép lịch trình công việc, sổ theo dõi xe cộ ra vào, sổ ghi chép các nhà thầu, khách hàng ra vào, sổ kiểm kê bàn giao tài sản, mục tiêu…ngoài ra đó còn là sổ tay ghi chép cá nhân của từng bảo vệ, vệ sĩ.
Việc ghi chép chi tiết đảm bảo sự an ninh và tính chuyên nghiệp của bảo vệ. Điều này sẽ giúp cho việc điều tra được thuận tiện hơn trong trường hợp xảy ra sự cố, mất mát. Ví dụ, trong trường hợp có xảy ra thất thoát tài sản tại mục tiêu, việc ghi lại chi tiết thông tin các đối tượng ra vào mục tiêu như ngày giờ, số CMND, nhận dạng, các thiết bị mang vào… sẽ là căn cứ để việc điều tra và xác minh thủ phạm dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Đối với các bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp thì sổ và bút lại càng quan trọng nhất là trong trường hợp, bảo vệ, vệ sĩ phải thị sát tại một địa điểm mới. Khi đó, bảo vệ, vệ sĩ phải nhanh chóng nắm bắt tình hình, ghi chép lại các thông số, khía cạnh của mục tiêu, địa điểm cần bảo vệ. Việc ghi chép giúp các bảo vệ, vệ sĩ nắm bắt những hoạt động chính, các đặc điểm chính cũng như ghi nhớ lâu hơn và điều này làm tăng tính an toàn của mục tiêu.
5. Công cụ tự vệ
Công cụ dùng để tự vệ có thể bao gồm côn, gậy 3 khúc, và thậm chí là xịt hơi cay và súng bắn đạn cao su. Việc được trang bị công cụ tự vệ, ít nhất là với baton hoặc gậy ba khúc sẽ làm trước tiên là bảo đảm sự an toàn nhất định cho bảo vệ, vệ sĩ. Hơn nữa, việc trang bị đầy đủ sẽ làm toát lên phong thái chuyên nghiệp của bảo vệ, vệ sĩ. Điều này không chỉ hạn chế nguy cơ đối với một số loại tội phạm mà còn tăng tính chuyên nghiệp, thể hiện bộ mặt của công ty, đối tác.
Việc bảo vệ được trang bị các công cụ hỗ trợ sẽ làm cho khách hàng, đối tác cảm thấy yên tâm và an toàn hơn và mong muốn được cộng tác với đơn vị trang bị bảo vệ này hơn.
Tuy nhiên, để sử dụng thành thạo một số loại công cụ này, đòi hỏi bảo vệ, vệ sĩ phải qua các khóa huấn luyện đặc biệt trước khi có thể sử dụng các loại trang thiết bị này một cách hợp pháp.
Công cụ hỗ trợ là trang bị không thể thiếu cho bất kỳ bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp. Một công ty bảo vệ chuyên nghiệp luôn trang bị đầy đủ những công cụ cần thiết nhất cho các nhân viên bảo vệ, vệ sĩ trong quá trình cung cấp dịch vụ bảo vệ.
6. Điện thoại di động
Mặc dù hầu hết thời gian, các bảo vệ, vệ sĩ sử dụng bộ đàm, trong một số trường hợp khẩn cấp, và liên lạc với người ở ngoài mục tiêu thì điện thoại là phương tiện liên lạc không thể thiếu.
Ví dụ trong trường hợp có trộm cắp, cháy nổ hoặc các sự cố khác cần báo ngay với đơn vị chủ quản, nhân viên bảo vệ không những phải dùng điện thoại để thông báo với chỉ huy mục tiêu yêu cầu sự trợ giúp mà còn báo ngay với quản lý của cơ quan chủ quản để phối hợp hành động nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Đối với 1 bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp thì khi bắt đầu ca trực, các bảo vệ phải đảm bảo thứ nhất điện thoại có thể liên lạc được, để chỉ huy mục tiêu có thể liên lạc, xử lý các tình huống tại mục tiêu. Thứ hai, một bảo vệ chuyên nghiệp khi vào ca trực sẽ có thói quen đặt các số liên lạc khẩn cấp vào mục quay số nhanh của điện thoại để liên lạc một cách nhanh nhất có thể.
Ngoài các công dụng chính như trên, cùng với sự phát triển của công nghệ, điện thoại còn có nhiều chức năng khác phục vụ cho công tác bảo vệ như chụp ảnh hiện trường để báo cáo, xác định vị trí, ghi âm trong trường hợp cần thiết…
7. Máy chụp hình
Máy chụp hình có 2 công dụng chính: chụp hình và quay camera. Hình ảnh và video là nguồn tài liệu rất khách quan và chính xác để báo cáo về tình hình tại mục tiêu tại một thời điểm nhất định. Nhất là tại các mục tiêu rộng lớn khi mà Camera an ninh không thể bao quát hết các khu vực trong mục tiêu.
Việc dùng thiết bị này để chụp ảnh, quay video các đối tượng và vật dụng khả nghi ví dụ như sự ra vào các loại xe ở nhà xưởng, các hành vi khả nghi của các đối tượng xung quanh mục tiêu không những giúp xác định rằng các bảo vệ, vệ sĩ có tuần tra canh gác đầy đủ mà trong một số trường hợp nó còn là nguồn cung cấp chứng cứ để bảo vệ bản thân trước tòa.
Hơn nữa, việc ghi hình và video tại các khu vực nhạy cảm của mục tiêu cũng thể hiện tính chuyên nghiệp và tận tụy của bảo vệ, vệ sĩ. Vì hình ảnh và video thể hiện tình hình tại mục tiêu một cách rất trực quan, sinh động và chi tiết. Qua đó, cho phép ta nắm bắt tình hình ngay tức khắc cũng như là nguồn thông tin quan trọng để bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp viết báo cáo ngày, tuần, tháng lên chỉ huy mục tiêu và chủ quản đơn vị.
8. Thắt lưng bảo vệ
Dụng cụ này có thể được xem là một trong những bộ phận của đồng phục bảo vệ, tuy nhiên tính chất quan trọng khiến nó cần được xem xét một cách độc lập.
Nhiệm vụ chính của dây đeo, hay thắt lưng bảo vệ là chúng giúp bảo vệ, vệ sĩ mang được tất cả các công cụ cần thiết bên mình một cách gọn gàng và lấy chúng một cách nhanh chóng trong mọi tình huống.
Bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp được trang bị một loạt các công cụ hỗ trợ và do đó việc sắp xếp các công cụ này một cách khoa học nhất, mới mục đích thuận lợi nhất trong quá trình sử dụng là ưu tiên hàng đầu của mọi bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp. Tùy vào từng mục tiêu bảo vệ cụ thể, các bảo vệ, vệ sĩ thông thường sẽ có cách sắp xếp các công cụ này khác nhau và tính chuyên nghiệp của bảo vệ, vệ sĩ thể hiện ở chỗ thậm chí họ phải luyện tập thuần thục để có thể nhớ, nắm rõ, từng vị trí của công cụ bảo vệ và sẵn sàng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
9. Súng
Nghe tưởng chừng như nghiêm trọng quá mức cần thiết song với bảo vệ và nhất là vệ sĩ chuyên nghiệp thì dường như súng là công cụ không thể thiếu.
Công dụng của súng rõ ràng là để trấn áp kẻ gây rối, bảo đảm an ninh với tính chất răn đe cao. Tuy nhiên thực tế là chỉ với việc có súng bên mình thôi cũng đủ để khiến bản thân bảo vệ, vệ sĩ và cả khu vực an ninh được đảm bảo hơn rất nhiều bất chấp việc bảo vệ có sử dụng súng hay không.
10. Bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại chỗ
Một bảo vệ, vệ sĩ không thể lúc nào cũng mang đầy đủ một bộ dụng cụ sơ cấp cứu vì điều này làm giảm tính cơ động. Tuy nhiên, một bộ mini first aid kit, một bộ gồm những dụng cụ đơn giản nhất để sơ cấp cứu sẽ là rất cần thiết không chỉ trong trường hợp bảo vệ, vệ sĩ bị thương mà khi một khu vực xung quanh bảo vệ, vệ sĩ làm việc có người bị thương, nhất là trong trường hợp đó là một khu vực gồm đông người và khả năng bị thương hoặc choáng váng có thể xảy ra, ví dụ như bảo vệ sự kiện, các buổi biểu diễn âm nhạc, thời trang, thể thao…
Việc trang bị đầy đủ tất cả những công cụ hỗ trợ trên trong mọi trường hợp có thể là điều không cần thiết và tốn kém, song ý thức được các công cụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và trang bị tối đa các công cụ khả dĩ để bảo vệ, vệ sĩ thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, tính mạng và tài sản luôn là ưu tiên hàng đầu của các công ty bảo vệ chuyên nghiệp.